Quy trình gia công ghép màng metalize chuẩn thực hiện như thế nào?

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, kỹ thuật gia công ghép màng metalize ngày càng được sử dụng rộng rãi trong in ấn. Ghép màng metalize giúp bao bì tăng thẩm mỹ và độ bền rất nhiều. Để hiểu hơn thông tin chi tiết về ghép màng metalize , công dụng và kỹ thuật ghép màng metalize xin mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Leo Six nhé.

Nội dung

Màng metalize là gì?

Màng metalize là một chất liệu được tán thành lớp mạ kim loại rất mỏng và có độ dày nhất định khoảng 4 micromet. Thông thường lớp kim loại được mạ là nhôm, niken hoặc crom,…đã qua quá trình hấp, sấy nhiệt nhưng vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cho thực phẩm. Vì vậy màng metalize rất được ưu chuộng trong công nghệ in ấn.

Màng metalize được sử dụng kỹ thuật lắng đọng hơi, kim loại được làm nóng và bốc hơi trong chân không ngưng tụ trên polymer lạnh ( PE, PET,..) tạo thành một lớp phủ mỏng. Lớp phủ này không phai màu theo thời gian và có độ dày nhất định.

gia cong ghep mang metalize
Ghép màng metalize là gì?

Xem thêm: In hộp cứng số lượng ít giá rẻ chất lượng ở đâu uy tín tại HCM? Tại đây

Gia công ghép màng metalize có công dụng gì?

Gia công ghép màng metalize được sử dụng rất phổ biến trong in ấn. Dưới đây là một vài công dụng nổi bật của màng metalize.

  • Khả năng chống ẩm, chống nước, chấm thấm khí rất tốt giúp sản phẩm luôn được bảo đảm an toàn, khô ráo.
  • Màng metalize có khả năng chịu nhiệt tốt, có thể chịu được các quá trình hấp, sấy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Còn có khả năng giữ màu sắc rất tốt, chống bong tróc, đảm bảo tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
gia cong ghep mang metalize
Công dụng ghép màng metalize

Công nghệ sản xuất giấy màng metalize thông dụng

Trên thị trường hiện nay có 2 công nghệ gia công ghép màng metalize phổ biến đó là cán màng nhôm và metalize chân không:

  • Cán màng nhôm là công nghệ sử dụng màng nhôm với độ dày từ 9 – 12 micro cán lên một mặt của giấy. Thông thường phương pháp này chỉ sử dụng cho sản phẩm cao cấp vì nó rất tốn nhôm và chi phí cao.
  • Metalize chân không là phương pháp làm tan chảy nhôm trong chân không ở nhiệt độ 1500 độ C. Nhiệt độ này sẽ làm nhôm bốc hơi trong ống chân không và bám vào một mặt của giấy. Quá trình sản xuất này phải tốn lượng nhôm khoảng 0.08 – 0.1 g/m2 sử dụng ít hơn phương pháp trên 300 lần.
gia cong ghep mang metalize
Công nghệ sản xuất giấy màng metalize thông dụng

Xem ngay: Top 10+ thiết kế mẫu decal dán xe trà sữa độc đáo xu hướng 2022

Kỹ thuật gia công ghép màng metalize

Gia công ghép màng metalize trực tiếp trên bề mặt giấy

Kỹ thuật gia công ghép màng metalize trực tiếp trên bề mặt giấy được thực hiện bằng cách phủ một lớp varnish lên cuộn giấy trước khi metalize hóa. Tiếp theo thực hiện metalize hóa cuộn giấy trong môi trường chân không.

Sau bước này chúng ta đã thu được sản phẩm màng metalize hoàn chỉnh. Không chỉ đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện mà chi phí còn thấp hơn kỹ thuật gia công gián tiếp.

gia cong ghep mang metalize
Kỹ thuật gia công ghép màng metalize

Gia công ghép màng metalize gián tiếp qua các vật liệu

Gia công ghép màng metalize gián tiếp qua các vật liệu được thực hiện bằng phương pháp phủ một lớp kim loại lên cuộn nhựa, hóa chân không thu được cuộn màng metalize. Sau đó tiến hành ghép cuộn metalize trên với giấy bằng keo, chờ đến lúc lớp keo khô và ổn định.

Tách lớp nhựa ra khỏi cuộn giấy ta thu được lớp kim loại trên bề mặt giấy. Vậy là chúng ta đã thu được một sản phẩm cán màng metalize hoàn chỉnh. Thông thường phương pháp này thường được dùng cho các sản phẩm cao cấp và giá thành cao hơn gia công ghép màng metalize trực tiếp.

gia cong ghep mang metalize
Gia công ghép màng metalize gián tiếp qua các vật liệu

Các loại màng metalize phổ biến hiện nay

Hiện nay có 4 loại màng metalize phổ biến như sau, khách hàng có thể lựa chọn theo mục đích sử dụng và khả năng tài chính phù hợp.

  • MCPP hay còn được gọi là CPP Metalized – màng CPP mạ lon kim loại trắng mờ ( Alumium).
  • MOPP hay còn được gọi là OPP Metalized – màng OPP mạ lon kim loại hơi sáng (Si).
  • MBON hay còn được gọi là Nylon Metalized – màng PA mạ lon kim loại trắng hơi sáng ( Si).
  • MPET hay còn được gọi là Polyester Metalized – màng PET mạ lon kim loại trắng sáng bóng (Si).
gia cong ghep mang metalize
Các loại màng metalize phổ biến hiện nay

Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm của in decal nhiệt – Giải đáp mới nhất 2022

Leo Six – Đơn vị gia công ghép màng metalize uy tín, chuyên nghiệp

Sau khi tìm hiểu về quy trình gia công ghép màng metalize ở nội dung phía trên, không ít khách hàng đang có ý định tìm kiếm địa chỉ uy tín chuyên thực hiện dịch vụ này. Để tạo ra một sản phẩm bao bì chất lượng, các công đoạn như ghép màng metalize phải thật chất lượng. Hiểu được niềm tâm tư này, công ty in ấn bao bì Leo Six quyết định đầu tư hệ thống máy móc tiên tiến để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Trải qua hơn 10 hoạt động, Leo Six đã gây dựng được vị trí nhất định trong lĩnh vực in ấn. Công ty chuyên sản xuất in ấn các ấn phẩm truyền thông, bao bì, khăn ướt,…bằng trang thiết bị máy móc hiện đại với công nghệ cao. Đồng thời luôn kiểm soát quá trình làm việc nhằm đem đến từng đơn hàng luôn đúng tiến độ.

Nếu bạn đang cần tư vấn gia công ghép màng metalize hoặc cần in ấn sản xuất bao bì, hãy liên hệ ngay Leo Six. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách!

gia cong ghep mang metalize
Leo Six là đơn vị chuyên nghiệp về in ấn bao bì, gia công ghép màng metalize

Lời kết

Bài viết “Gia công ghép màng metalize như thế nào?” đã giúp chúng ta hiểu màng metalize là gì, công dụng và đặc biệt nắm được kỹ thuật gia công ghép màng metalize như thế nào. Chúng tôi hy vọng bạn đã có thể lựa chọn cán màng metalize cho sản phẩm của mình.

Nếu bạn có thắc mắc hoặc muốn gia công cán màng metalize thì hãy liên hệ ngay với Leo Six nhé. Chúng tôi cam kết sẽ đem lại sản phẩm tốt nhất cho bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.