Từ lâu, khăn ướt đã không còn xa lạ với bất kỳ người dùng nào khi hình ảnh chiếc khăn ướt nhỏ gọn, tiện lợi xuất hiện bất kỳ đâu. Bạn có thể bắt gặp trong nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, khách sạn,…Chiếc khăn ướt với khả năng vệ sinh bụi bẩn, làm mát tức thì khiến ai cũng ưa chuộng.
Vậy khăn ướt được sản xuất theo quy trình như thế nào? Làm sao để tạo ra chiếc khăn ướt chất lượng? Nếu bạn đang có ý định kinh doanh lĩnh vực này, tham khảo ngay bài viết tư vấn sản xuất khăn ướt của Leo Six để tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung
Tìm hiểu khăn lạnh là gì? Phân loại khăn ướt
Khăn ướt hay còn có nhiều tên khác như khăn lạnh, khăn giấy ướt. Là sản phẩm làm vải không dệt, bên trong chứa hơn 90% nước tinh khiết R.O và một số chất khác. Vì thường được ướp lạnh trước khi sử dụng nên người ta thường gọi khăn ướt với tên thông dụng là khăn lạnh.
Và để bạn hiểu rõ những tư vấn sản xuất khăn ướt kỹ càng, bạn cần nắm được những loại khăn loại đang có trên thị trường hiện nay. Nhà sản xuất phân loại khăn ướt dựa vào phần lõi khăn và bao khăn để phân loại. Cụ thể như:
Phân loại theo vỏ khăn
- Khăn vỏ thường: Là loại khăn làm từ vỏ màng ngọc được hình thành từ nhựa PVC. Khăn có màu trắng đục hoặc trắng sữa với đặc tính bền dai, kéo dãn và đàn hồi tốt.
- Khăn vỏ kẽm: Còn được gọi khăn màng ghép, có lớp vỏ bao được ghép 2 lớp lại nhau. Bao gồm một lớp nhựa bóng hoặc nhựa mờ bên ngoài cùng với lớp tráng kim loại trắng bên trong.
Phân loại theo lõi khăn
Lõi khăn bên trong thường được làm từ vải không dệt, có khả năng thấm nước nhanh, không xù, không gây kích ứng da.
- Khăn lõi lưới: Có đặc trưng các ô dạng lưới đan xen với nhau trên bề mặt khăn, giúp tạo sự thông thoáng, sạch sẽ khi vệ sinh. Có thể đóng gói với màng ngọc hoặc bao bì màng kẽm. Có 3 loại chủ yếu, bao gồm: khăn lõi lưới 50g, 55g và 60g.
- Khăn lõi bi: Có đặc trưng những hạt chấm bị đặc biệt nổi trên bề mặt mà không có lỗ lưới đan xen như loại trên. Mang đến khả năng làm sạch hiệu quả. Thường có 2 loại chấm bi to và chấm bi nhỏ với 3 định lượng khác nhau gồm 70g, 75g và 90g.
- Khăn lõi phên: Có họa tiết đặc trưng, chưa được sử dụng phổ biến nhiều như hai loại trên, chỉ bắt gặp trong các nhà hàng, quán ăn, cà phê,…quy mô lớn.
Xem ngay: Tìm hiểu 6 nguyên liệu sản xuất khăn giấy ướt có thể bạn chưa biết
Tư vấn sản xuất khăn ướt diễn ra như thế nào?
Để biết được cách kinh doanh hiệu quả, bạn cần nắm được quy trình sản xuất khăn ướt diễn ra thế nào để tìm hiểu và chọn mua máy móc phù hợp. Bên dưới là những tư vấn sản xuất khăn ướt bạn có thể tham khảo.
Các thành phần nguyên liệu sản xuất khăn ướt
Bao gồm nước, lõi khăn, vỏ khăn, chất tạo mùi hương, chất bảo quản và mực in bao bì khăn ướt.
Máy móc sản xuất khăn ướt cần chuẩn bị
Để mở cơ sở kinh doanh sản xuất khăn ướt, bạn cần trang bị các loại máy móc như sau.
Máy in khăn ướt
Có nhiệm vụ in ấn hình ảnh, chữ viết, nội dung thông tin khác lên bao bì khăn ướt. Đây là máy móc chịu trách nhiệm chất lượng in ấn và màu sắc in bên ngoài bao bì. Tùy theo kiểu in mà bạn mong muốn có thể chọn những mẫu máy in khác nhau như máy in lụa, máy in flexo và máy in ống đồng.
Máy đóng gói khăn ướt
Có chức năng cắt vải, xếp vải và đóng gói bao bì để cho ra sản phẩm hoàn thiện. Máy đóng gói chịu trách nhiệm về chất lượng khăn ướt có đạt chuẩn yêu cầu hay không. Bạn có thể chọn 1 trong 3 loại máy đóng gói khăn ướt phổ biến, bao gồm máy đóng gói khăn lạnh mini, máy đóng gói khăn ướt bán tự động và máy đóng khăn tự động hoàn toàn.
Quy trình sản xuất khăn ướt chuẩn
Khi tham khảo tư vấn sản xuất khăn ướt, bạn cần nắm chắc quy trình sản xuất khăn ướt đúng chuẩn, đúng kỹ thuật. Nhờ vậy mà thành phẩm khăn ướt luôn đạt chuẩn chất lượng.
- Bước 1: Thiết kế file in ấn bao bì khăn ướt
- Bước 2: In bao bì khăn ướt, khăn lạnh
- Bước 3: Chuẩn bị vải làm lõi khăn và xếp vải
- Bước 4: Thấm ướt vải
- Bước 5: Gấp vải rồi cắt thành kích thước chuẩn
- Bước 6: Đóng gói khăn ướt và thành phẩm hoàn chỉnh
Sau khi hoàn thiện sản phẩm, những thùng hàng chứa khăn ướt sẽ đem đi kiểm tra chất lượng đã đạt yêu cầu hay không. Nếu đã đạt yêu cầu, khăn ướt sẽ được đóng gói cẩn thận vào bao nilon, cho vào thùng carton theo quy cách đóng gói chuẩn rồi mang đến tay người tiêu dùng.
Xem thêm: Tìm hiểu máy sản xuất khăn ướt và những lưu ý không thể bỏ qua!
Những tiêu chuẩn cần đáp ứng khi sản xuất khăn ướt
Khi bạn kinh doanh những sản phẩm như khăn ướt có đặc thù sử dụng trực tiếp trên da, bạn luôn phải tìm hiểu kỹ những tiêu chuẩn an toàn chất lượng của sản phẩm. Tìm hiểu tư vấn sản xuất khăn ướt luôn phải song hành với tiêu chuẩn chứng nhận đi kèm. Như vậy khăn ướt của bạn mới có thể lưu hành tiêu thụ trên thị trường. Cụ thể
Đạt tiêu chuẩn về kích thước
Tham khảo tư vấn sản xuất khăn ướt, bạn cần nắm rõ những thông số về quy cách đóng gói khăn ướt. Chẳng hạn như khăn ướt dạng hình vuông hay hình chữ nhật thì cần có kích thước quy định bắt buộc chỉ số sai lệch không được dao động quá 5%. Chỉ số này áp dụng cho cả chiều dài lẫn chiều rộng.
Đạt tiêu chuẩn về hình thức bên ngoài
Bạn cần đảm bảo khăn ướt thành phẩm không có những khuyết điểm cơ học như thủng, rách, hở hai mối hàn,…dù lỗi rất nhỏ.
Khăn ướt luôn đảm bảo sạch sẽ, không có tạp chất lạ, không có vết ố, bề mặt khăn ướt không bị xù hoặc có sợi xơ bám lại.
Khăn ướt có hình dáng phẳng, cân đối, nếp gấp và mối hàn thẳng đều, đẹp mắt.
Đáp ứng tiêu chuẩn chỉ số hóa lý
Tư vấn sản xuất khăn ướt cần đáp ứng tiêu chuẩn quốc giá TCVN 11528:2016 để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Chẳng hạn như:
- Lượng chất lỏng: Không nhỏ hơn 170%
- pH nước ép: 4,5 – 7,5
- Hàm lượng formaldehyt cho khăn ướt trẻ em dưới 36 tháng tuổi: Không được lớn hơn 30mg/kg
- Hàm lượng formaldehyde trong khăn ướt dùng cho những đối tượng khác: Không được lớn hơn 75mg/kg
- Chất tăng trắng quang học: Không có
- Độ kích ứng da: Không đáng kể theo như trong quy định ISO 10993-10:2010
- Tính năng đóng gói kín: Đạt chuẩn
- Độ bền kéo đứt (tính theo chiều dọc): Không nhỏ hơn 60N
- Độ bền kéo đứt (tính theo chiều ngang): Không nhỏ hơn 15N
- Tổng số vi sinh vật đếm được trong khăn ướt cho trẻ dưới 36 tháng tuổi: Không lớn hơn 500 CFU/g
- Tổng số vi sinh vật đếm được trong khăn ướt cho các đối tượng khác: Không lớn hơn 1000 CFU/g
- Sự hiện diện của vi sinh vật gây bệnh như P. aeruginosa, S. aureus, C. albicans: Không được có trong 0,1g mẫu thử
Quy chuẩn về đóng gói bao bì, vận chuyển và bảo quản khăn ướt
- In nhãn bao: Thông thường nhãn bao thường ghi ít nhất những nội dung như sau:
- Tên, thương hiệu, địa chỉ nhà sản xuất
- Tên và nhãn hiệu sản phẩm
- Đối tượng sử dụng khăn ướt
- Mục đích sử dụng
- Số lượng khăn ướt trong mỗi gói
- Thành phần cấu tạo khăn ướt
- Hướng dẫn sử dụng khăn ướt
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng
- Số hiệu tiêu chuẩn công bố áp dụng cho sản phẩm.
- Về bao gói: Chất liệu bao gói không được làm ảnh hưởng đến chất lượng lõi khăn. Bao gói cần được đóng kín, đảm bảo khăn được bảo quản sạch sẽ.
- Vận chuyển và bảo quản: Chú ý khâu giữ vệ sinh cho khăn ướt, bảo quản khăn ướt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh những nơi có nhiều côn trùng, nguồn nhiệt cao hoặc ánh nắng trực tiếp.
Xem ngay: Xưởng sản xuất khăn ướt uy tín, chất lượng nhất TP HCM – Leo Six
Những kỹ thuật in khăn cần biết trong tư vấn sản xuất khăn ướt
Khi tìm hiểu những tư vấn sản xuất khăn ướt cho công việc kinh doanh của mình, bạn cũng cần tham khảo cả những kỹ thuật in khăn lạnh. Bởi để tạo ra sản phẩm chất lượng, cần đáp ứng không chỉ tiêu chuẩn chất lượng bên trong mà còn cần đáp ứng yêu cầu về hình thức bên ngoài sản phẩm. Để làm được điều này thì kỹ thuật in chính là yếu tố quyết định.
- Kỹ thuật in lụa 1 màu: Là kỹ thuật in truyền thống và đơn giản nhất. Thành phẩm khăn ướt có độ sắc nét, màu sáng chất lượng cao. Chi phí thực hiện không cao nhưng nhược điểm lại chỉ có thể in trên 1 mặt bao bì.
- Kỹ thuật in Flexo: Kỹ thuật này tiên tiến hơn kỹ thuật in lụa nên khắc phục được nhược điểm chỉ in một mặt. Thay vào đó, in Flexo in được cả 2 mặt bao bì. Nhất là khi bạn có nhu cầu in 2 màu sát nhau vẫn cực kỳ sắc nét, màu sắc chân thực đến hơn 95%. Nhược điểm của kỹ thuật in này là hình dễ bị lem, phù hợp in khăn lạnh số lượng lớn.
- Kỹ thuật in trục đồng: Là kỹ thuật in tiên tiến, tạo ra sản phẩm khăn ướt chất lượng cao, cho ra hình ảnh sắc nét, màu sắc chân thực. Mực in bằng kỹ thuật này cho độ bền cao, lâu phai màu và hạn chế bong tróc. Nhất là có thể in được số lượng lớn khăn ướt trong thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo chất lượng. Chính vì vậy mà giá thành của khi dùng kỹ thuật in trục đồng khá cao.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích cho các bạn khi tham khảo tư vấn sản xuất khăn ướt. Khăn ướt luôn là vật dụng quan trọng trong đời sống con người. Hãy nhanh tay nắm bắt cơ hội kinh doanh ngay từ bây giờ nhé. Hoặc nếu các bạn muốn nhập khăn ướt về kinh doanh, sử dụng, hãy liên hệ ngay Leo Six qua thông tin bên dưới. Đội ngũ nhân viên của Leo Six sẽ hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, tận tình nhất có thể!
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH TM XNK LEO SIX
Địa chỉ: Số 2, đường số 9, KDC ấp 5, xã Phong Phú, H.Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh
Hotline: (028) 73. 022022 – 0327.88.11.22
Email: salesleosix@gmail.com
Website: https://leosix.vn/